Máy đo sâu hồi âm Sonar kết hợp định vị GPS là thiết bị được dùng phổ biến trong công tác đo đạc, khảo sát địa hình ao, hồ, sông, biển hiện nay. Tùy vào nhu cầu công việc, người dùng có thể lựa chọn từng loại máy đo sâu khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi xin mách bạn 2 chọn lựa máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình được nhiều cơ quan đơn vị tin dùng đó là Máy Đo sâu tự ghi AQUAMAP 1252XS và Máy đo sâu tự ghi GPSmap 585Plus của Hãng Garmin.
Nội Dung Bài Viết
Máy đo sâu tự ghi là gì?
Máy đo sâu tự ghi là một loại thiết bị Sonar, được dùng để xác định độ sâu vùng nước. Máy hoạt động bằng cách phát xung siêu âm vào nước và thu nhận tín hiệu phản xạ từ đáy nước, từ đó xác định ra độ sâu của khu vực cần đo, và kết quả đo này được ghi lại hoàn toàn tự động vào thẻ nhớ SD.
Công nghệ này sử dụng sóng âm để xác định khoảng cách từ bộ phận phát tín hiệu tới những bề mặt phẳng như bùn cát, đáy sông, đáy biển,… Công nghệ này ra đời giúp ích không nhỏ trong việc khảo sát dưới đáy ao, hồ. sông, biển.
Việc đo sâu hồi âm áp dụng theo công thức: S = V x T.
Trong đó:
- S: Khoảng cách truyền âm.
- V: Vận tốc âm/ Tốc độ âm.
- T: Thời gian truyền âm.
Trên thực tế, bộ phận phát ra sóng âm khi truyền qua mặt nước gặp bề mặt phản xạ âm sẽ dội lại bộ phận ghi nhận.
Trong đó, tốc độ âm là hằng số và thời gian truyền là biến số. Từ đó, người ta có thể tính được khoảng cách truyền âm chính là khoảng cách từ bộ phận phát sóng âm đến bề mặt phản xạ. Khi muốn xác định độ cao và vị trí tọa độ, máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình thường tích hợp sẵn hệ thống định vị vệ tinh GPS và cả bản đồ chi tiết sông biển.
Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình được gắn trên tàu thuyền và dùng để xác định độ sâu đáy nước ở các vùng nước như sông suối, ao hồ, ven biển, biển đảo hay rạn san hô…Việc xác định độ sâu phục vụ cho nhiều nhu cầu công việc, có thể kể đến như:
- Nghiên cứu thủy lợi, thủy văn, biển, sông, hồ.
- Quản lý, kiểm tra, công tác thanh tra môi trường nước và tài nguyên khoáng sản như: khai thác, đánh giá trữ lượng các mỏ cát…
- Đo vẽ bản đồ đáy sông, đáy biển phục vụ khảo sát xây dựng cảng biển nước sâu, các bến cảng đường sông, xây dựng cầu đường, thi công nạo vét tuyến luồng hàng hải…
- Phục vụ công tác quốc phòng, đảm bảo an toàn hàng hải, quản lý cảng biển, cứu hộ cứu nạn trên sông, biển.
- Tìm luồng lạch để di chuyển, dẫn tàu.
- Tìm kiếm xác tàu đắm, trục vớt cứu nạn…
2 Lựa chọn Máy Đo sâu tự ghi cho Khảo sát Địa hình Ao, Hồ, Sông, Biển
Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết chọn lựa thiết bị đo sâu như thế nào để vừa dễ sử dụng (có tiếng Việt), nhanh chóng và tiện lợi (vừa định vị vừa đo sâu và ghi lai số liệu đo tự động vào thẻ nhớ), xem lại được kết quả đo ngoài thực địa (xem lại được trên máy đo sâu và cả máy tính) kết xuất file dữ liệu đo một cách nhanh chóng và chính xác để đo vẽ hay quản lý kiểm tra .v.v.. Dưới đây là 2 chọn lựa Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình mà bạn đáng cân nhắc cho công việc của mình.
1. Máy Đo sâu tự ghi cho Khảo sát Địa hình thông thường
Điển hình ở đây là Máy đo sâu tự ghi GPSmap 585Plus là thiết bị định vị bản đồ. Kết hợp đo sâu ghi lại được giản đồ đo sâu theo tọa độ và thời gian thực, có tiếng Việt, màn hình màu 6″, đo sâu tới 690m.
Đo sâu tự ghi tần số đơn
Máy đo sâu tự ghi GPSmap 585Plus sử dụng một chùm tia với 1 tần số 50kHz hay 200kHz để xác định độ sâu mực nước tại một điểm trên ao, hồ, sông, biển cùng với tọa độ của điểm đó nhờ bộ thu GPS đi kèm có thể cài đặt hiệu chỉnh múi chiếu VN-2000 ngay trên máy cho kết quả đo đạc được chính xác và tương thích hệ bản đồ chung quốc gia về quản lý Tài Nguyên – Môi Trường.
Ngoài ra chúng ta có thể lắp đặt Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình này trên các phương tiện ghe tàu nhỏ để chạy thành lưới thủy đạc địa hình cần khảo sát đo đạc, đồng thời vừa đo vừa ghi lại kết quả trên thẻ nhớ SD số liệu đo dễ dàng và nhanh chóng.
Đo sâu tự ghi tần số kép
Cũng giống như đo sâu tần số đơn, Máy đo sâu tự ghi GPSmap 585Plus sử dụng 2 tần số đo sâu hồi âm là 50kHz và 200kHz trên màn chia đôi để xác định độ sâu mực nước tại một điểm trên ao, hồ, sông, biển cùng với tọa độ của điểm đó nhờ bộ thu GPS đi kèm có thể cài đặt hiệu chỉnh múi chiếu VN-2000 ngay trên máy cho kết quả đo đạc được chính xác và tương thích hệ bản đồ chung quốc gia về quản lý Tài Nguyên – Môi Trường.
Tuy nhiên, khi đo sâu cùng lúc 2 tần số này, nó có thể hoạt động trong khu vực có môi trường phức tạp như: phù sa, lớp bùn đáy dày. Đây cũng là ưu điểm vượt trội của loại đo sâu tần số kép so với một số với máy đo sâu 1 tần số duy nhất trước đây.
Trọn bộ Máy đo sâu tự ghi GPSmap 585Plus gồm: Máy chính GPSmap 585Plus, antena định vị vệ tinh GPS, đầu dò tần số kép Aimar 600W (50/200 kHz), phần mềm chuyên dụng để biên tập và xử lý số liệu – Chi phí đầu tư khá thấp tầm trên dươi 30 triệu đồng.
2. Máy Đo sâu tự ghi cho Khảo sát Địa hình công nghệ Chirp
Điển hình ở đây là Máy đo sâu tự ghi AQUAMAP 1252XSlà thiết bị định vị bản đồ kết hợp đo sâu ghi lại được giản đồ đo sâu và các giá trị tọa độ, thời gian thực, nhiệt độ nước… có tiếng Việt, màn hình màu cực lớn 12inch, đo sâu tới 1500m.
Công nghệ CHIRP là gì?
CHIRP được viết tắt của cụm từ (Compressed High-Intensity Radiated Pulse) có nghĩa là xung nén bức xạ cường độ cao. Công nghệ Sonar Chirp tiên tiến và độc quyền do Garmin phát minh, nó giúp ích rất nhiều cho công việc đo sâu, khảo sát và đánh bắt cá.
Sonar Chirp là một loạt tín hiệu sóng siêu âm mà trong đó tần số biến thiên tăng hoặc giảm theo thời gian. Sonar Chirp gửi liên tục các tần số từ thấp đến cao và thu nhận các tần số riêng lẻ khi chúng phản hồi trở lại, việc quét liên tục này cung cấp cho Chirp phạm vi thông tin rộng hơn nhiều, nên Sonar Chirp có thể tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao hơn, rõ ràng mục tiêu hơn.
Trong một số nguồn, thuật ngữ Chirp được sử dụng thay thế cho tín hiệu quét. Nó thường được áp dụng cho các hệ thống sonar, radar, laser và các ứng dụng khác, chẳng hạn như trong thông tin liên lạc trải phổ.
Tại sao nên chọn lựa Máy Đo sâu tự ghi cho Khảo sát Địa hình công nghệ Chirp?
Sonar Chirp có sức mạnh và độ xử lý nhạy để mang lại độ phân giải mục tiêu tốt hơn, rõ và sinh động hơn bất kỳ hệ thống Máy đo sâu hồi âm Sonar tiêu chuẩn nào.
Lợi thế rõ ràng và sắc nét của Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình công nghệ Sonar Chirp làm cho nó lý tưởng để xác định mục tiêu, định vị cấu trúc, hiểu tính nhất quán của đáy và quan trọng nhất, phân biệt giữa mục tiêu và đối tượng, vì vậy bạn có lợi thế cho việc tìm kiếm mục tiêu cần thiết cho công việc của mình.
Việc quét các các chùm tia sóng siêu âm với tần số khác nhau cung cấp nhiều dữ liệu và độ phân giải cao hơn đồng thời mô tả rõ hơn các mục tiêu trên màn hình.
Mỗi tần số phản ứng khác nhau với mật độ cấu trúc. Sonar Chirp tùy chỉnh độ nhạy để phân biệt giữa các mục tiêu khó thấy nhằm tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn về những gì bên dưới tàu.
Việc sử dụng Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình có Sonar Chirp giúp tăng gấp đôi công suất cho mục tiêu.
Sonar Chirp đo được rất sâu đến 18.000 feets lên đến 6.000m
Trọn bộ Máy đo sâu tự ghi AQUAMAP 1252XS gồm: Máy chính Aquamap 1252XS, antena định vị vệ tinh GPS, đầu dò tần CHIRP 600W, phần mềm chuyên dụng để biên tập và xử lý số liệu – Chi phí đầu tư tầm trên dươi 70 triệu đồng.
Ưu, nhược điểm của Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình
Ưu điểm:
- Thiết bị hiện đại, đồng bộ và độ ổn định cao giúp quá trình đo đạc diễn ra nhanh chóng và có được kết quả như mong muốn.
- Kết quả tự ghi nhận được sau một lần đi đo đó chính là hàng trăm ngàn điểm độ sâu (Cao độ sâu, tọa độ X-Y, thời gian thực T) trên mặt phẳng vuông góc với đường đi khảo sát đo đạc của tàu.
- Khả năng quét được 100% đáy ao, hồ, đoạn sông; biển. Đây là điều mà không phải thiết bị hay công nghệ nào cũng làm được.
- Giải pháp kỹ thuật để loại trừ sai số do yếu tố môi trường gây ra. Độ chính xác cao và ổn định đến 95%.
Nhược điểm:
Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình phải kết hợp quan trắc mực nước thủy triều: Dựa trên xác định độ cao mực nước triều kết hợp với kết quả đo sâu, bạn sẽ tính toán được độ sâu của đáy biển. Kỹ thuật này còn có nhiều hạn chế do tác động của sóng, gió và dòng chảy, thủy triều thay đổi liên tục trong ngày. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ cao mực nước cần đo.
Kết Luận
Công nghệ này đã giảm bớt gánh nặng cho chúng ta trong việc khảo sát địa hình. Đặc biệt, với một quốc gia với địa hình biển và đường bờ biển dài như nước ta, thì sử dụng công nghệ đo sâu hồi âm tự ghi sẽ mang đến hiệu quả cực tốt mà không gây nguy hiểm, lãng phí nhân lực.
Nhờ có thiết bị máy đo hồi âm tự ghi đã xác định được chính xác khối lượng nạo vét và tính toán biện pháp thi công phù hợp. Thời gian thi công cũng nhờ vậy đã rút ngắn rất nhiều, giúp tiết kiệm chi phí tối đa.
Qua đây, bạn thấy được 2 dòng Máy đo sâu tự ghi cho khảo sát địa hình ưu việt như thế nào trong việc đo đạc khảo sát dưới nước, quá trình lập bản đồ địa hình đáy ao, hồ, sông, biển. Từ đó, giúp cho việc thực hiện trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
SHOP MAYDINHVIGPS.COM.VN
Điện Thoại/Zalo/Viber: 0913.977.357